Affichage des articles triés par pertinence pour la requête Tông Thư.... Trier par date Afficher tous les articles
Affichage des articles triés par pertinence pour la requête Tông Thư.... Trier par date Afficher tous les articles

mardi 26 janvier 2021

Tông Đồ Của Một Tông Đồ

 TÔNG ĐỒ CỦA MỘT TÔNG ĐỒ

“Hãy làm sống động ơn Chúa trong con, 

ơn mà con lãnh nhận qua việc cha đặt tay trên con”.



Saint Timothy

Kính thưa Anh Chị em,

Thánh Phaolô không thể đảm đương công việc một mình nên đã chỉ định những người giúp ngài. Thánh Timôthê và Titô Giáo Hội kính nhớ hôm nay là hai giám mục của những thập kỷ đầu tiên thời các tông đồ ngay sau cái chết và sự phục sinh của Thầy. Trong thời gian tràn đầy ân sủng này, các tông đồ và Thánh Phaolô đã đào bới những rãnh sâu đầu tiên vào vùng đất ngoại giáo các ngài đi qua, gieo những hạt giống đức tin Kitô mà các giám mục kế vị sẽ tưới tẩm, ươm mầm và thu hoạch. Điều đó cho thấy, sứ vụ rao giảng Tin Mừng là một sứ vụ mang tính tông đồ; Timôthê và Titô là ‘tông đồ của một Tông Đồ’.

Hẳn chúng ta biết rất ít về Timôthê và Titô ngoài những gì Công Vụ Tông Đồ và các thư Phaolô cung cấp; thế nhưng, ngần ấy nguồn tham khảo vẫn được coi là đủ. Các thế hệ giám mục, các vị tử đạo và các thánh  thời kỳ hậu tông đồ đã làm chứng sự phổ quát và nhất quán về tính xác thực của các thư Phaolô và các sự kiện họ kể lại. Qua đó, việc đặt tay của các tông đồ cho các cộng sự viên có một ý nghĩa đáng kể; những người được chọn là ‘tông đồ của một Tông Đồ’.

Là ‘tông đồ của một Tông Đồ’, Timôthê và Titô đã chia sẻ, hợp tác với sứ vụ của Thánh Phaolô, người có liên hệ trực tiếp với Chúa Giêsu qua biến cố tỏ mình của Ngài trên đường ông đến Đamas; vì thế, không phải ngẫu nhiên, Timôthê và Titô được nhớ đến ngay sau ngày mừng kính vị Tông Đồ Dân Ngoại. Timôthê và Titô, cũng như nhiều người khác được biết đến và chưa được biết đến, đã thi hành tác vụ linh mục của mình ở cấp địa phương vốn cũng thuộc về những miền rộng lớn hơn ở cấp khu vực mà Phaolô đảm trách. Thông thường, công việc của Phaolô, và có thể là của các tông đồ còn sống khác, là chỉ định những người phụ tá bất cứ nơi nào các ngài đi đến; với thẩm quyền tông đồ, các ngài đã trực tiếp bổ nhiệm những người xứng đángCác phụ tá được gọi là linh mục hoặc giám mục; các phó tế cũng tham gia thánh chức linh mục, họ sẽ là những phụ tá cho các giám mục nhiều hơn. Trong thư gửi cho Timôthê hôm nay, Phaolô nói, “Hãy làm sống động ơn Chúa trong con, ơn mà con lãnh nhận qua việc cha đặt tay trên con”, và đó là nguồn gốc của việc truyền chức cho các ‘tông đồ của một Tông Đồ’.

Mối liên hệ trực tiếp với ‘Một Tông Đồ’, thông qua chức vụ trực tiếp của ngài hoặc một người mà vị tông đồ chỉ định là yếu tố căn bản để thành lập một Giáo Hội. Đây là một chủ đề thường xuyên trong các thư Phaolô, Không có Tông Đồ, không có Giáo Hội’Nói cách khác, việc rao giảng Tin Mừng luôn luôn và phải luôn luôn xảy ra đồng thời với nền tảng của một Giáo Hội địa phương có cấu trúc vững chắc. Xu hướng hiện đại vốn chỉ nhấn mạnh đến tính nội tại và cá nhân trong việc rao giảng, nghĩa là ‘mạnh ai nấy làm’, đã không bao giờ được biết đến đối với Hội Thánh sơ khai; vì như thế, sẽ là một Giáo Hội không tông truyền. Bởi lẽ, Giáo Hội mang một thông điệp và tự nó, Giáo Hội là thông điệp. Nội dung Tin Mừng và hình thức cộng đồng của Tin Mừng phải luôn luôn đi đôi với nhau. Việc phân rẽ nội dung và hình thức này khác nào ‘amip’ vốn sẽ đưa đến một sự chia cắt không thể tránh khỏi một khi Giáo Hội và sứ điệp của Giáo Hội bị tách rời. Sẽ rất dễ dàng để chúng ta nhận ra điều này ở các Giáo Hội anh em; vì lẽhọ không có bí tích truyền chức.

Điều gì khiến Công Giáo khác với các tôn giáo khác? Câu hỏi đó đã được thảo luận tại một hội nghị. Một số người lập luận, Công Giáo duy nhất trong việc giảng dạy một Thiên Chúa làm người; có người phản đối, các tôn giáo khác dạy những giáo lý tương tự. Còn về sự sống lại? Không, các tín ngưỡng khác cũng tin người chết sống lại. Cuộc thảo luận trở nên sôi nổi. Nhà văn Clive Staples Lewis đến muộn, ngồi xuống và hỏi, “Chuyện gì đang xảy ra vậy?”. Khi biết đó là cuộc tranh luận về tính độc đáo của Công Giáo, ông lập tức nhận xét, “Ồ, dễ quá. Đó là tông truyền!”.

Anh Chị em,

Lewis nói đúng, ‘tông truyền’, đặc tính thứ tư, là một trong những lý do làm cho Hội Thánh độc đáo; qua đó, Đức Thánh Cha, Giám mục Rôma và các Giám mục từ tay các tông đồ, đã nhận lãnh sứ vụ cũng là thánh chức được Chúa Giêsu thiết lậpChúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, các giám mục, những ‘tông đồ của một Tông Đồ’ trung thành sắt son với sứ mạng của mình.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, để Thiên Chúa có thể ở giữa dân Người, nhờ bí tích truyền chức, Giáo Hội có các ‘tông đồ của một Tông Đồ’; xin cho con biết yêu mến Giáo Hội qua việc yêu mến, vâng phục và cộng tác với các mục tử của mình”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

T.Anh chuyển

samedi 3 décembre 2016

Tông thư hậu Năm Thánh của Đức Thánh Cha (ĐTC ) Phanxicô

Tông thư ”Misericordia và misera”


VATICAN. Sáng 21-11-2016, Tông thư hậu Năm Thánh của Đức Thánh Cha (ĐTC ) Phanxicô đã được giới thiệu trong cuộc họp báo ở Roma, qua đó ngài mời gọi Giáo Hội tiếp tục sống và thực hành tinh thần của Năm Thánh Lòng Thương xót.
Tông thư, được ĐTC ký vào cuối thánh lễ bế mạc Năm Thánh tại Quảng trường Thánh Phêrô chúa nhật 20-11-2016, và ngài trao tượng trưng cho các thành phần Dân Chúa.
 Đức TGM Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, đã giới thiệu với giới báo chí Tông thư mới của ĐTC gồm 22 đoạn, trong đó Người đề cao tầm quan trọng của lòng thương xót và phác họa những lãnh vực cần đặc biệt thực thi lòng thương xót.
ĐTC cũng đưa ra những quyết định cụ thể như: ban năng quyền cho tất cả các LM được giải các tội vạ phá thai, cho các LM thuộc huynh đoàn thánh Piô 10 được giải tội cho các tín hữu thành sự và hữu hiệu, mặc dù Huynh đoàn này chưa hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Ngoài ra, các thừa sai lòng thương xót sẽ tiếp tục sứ mạng đã nhận lãnh trong Năm Thánh và Hội đồng Tòa thánh tái truyền giảng Tin Mừng sẽ đảm trách theo dõi các linh mục này. Sau cùng ĐTC ấn định Ngày thế giới người nghèo sẽ được cử hành hàng năm vào chúa nhật thứ 33 thường niên.
Tựa đề Tông Thư

 Tông thư mang tựa đề ”Misericordia và misera” là hai từ được thánh Augustino dùng để kể lại cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người phụ nữ ngoại tình (Xc Ga 8,1-11) [in Joh 33,5). Thánh nhân không thể tìm được thành ngữ nào đẹp và phù hợp hơn từ đó để giúp hiểu mầu niềm tình thương của Thiên Chúa khi gặp người tội lỗi. Thánh Augustino viết: ”Chỉ còn lại hai: người phụ nữ lầm than và lòng thương xót”.
 ĐTC chú giải đoạn Tin Mừng kể lại sự tích Chúa Giêsu tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình, thay vì để những kẻ cáo buộc thi hành luật và ném đá người phụ nữ ấy. ”Nơi trung tâm không phải là luật và công lý pháp luật, nhưng là tình yêu của Thiên Chúa, Đấng biết đọc thấy trong con tim của mỗi người, để hiểu ước muốn thầm kín nhất và tình yêu ấy phải chiếm chỗ tối thượng trên mọi sự” (n.1). Trong một đoạn Phúc Âm khác kể lại người phụ nữ tội lỗi xức thuốc thơm cho chân Chúa Giêsu và lấy nước mắt mình thấm chân Chúa và lau khô bằng tóc của bà (Xc Lc 7,36-50). Trước phản ứng của người biệt phái lấy làm gương mù, Chúa nói: ”Tội lỗi của bà tuy nhiều, nhưng đã được tha. Trái lại người yêu mến ít thì được tha ít” (v.47). Tha thứ là dấu chỉ rõ ràng nhất của tình yêu Chúa Cha mà Chúa Giêsu đã muốn mạc khải trong suốt cuộc đời của ngài. Không có trang Phúc Âm nào có thể tránh khỏi mệnh lệnh yêu thương đến độ tha thứ.
ĐTC nhận xét rằng ”Chúng ta đã cử hành một Năm khẩn trương, trong đó ân phúc thương xót được ban dồi dào cho chúng ta. Như một làn gió lành mạnh mẽ, lòng nhân từ và thương xót của Chúa đã đổ tràn trên toàn thế giới.” (4).
 Và sau khi mời gọi các tín hữu cảm tạ Thiên Chúa về những hồng ân ấy, ĐTC viết tiếp: ”Giờ đây, Năm Thánh đã kết thúc, đây là lúc nhìn về đằng trước và hiểu xem làm thế nào để tiếp tục cảm nghiệm sự phong phú của lòng Chúa thương xót, trong niềm trung thành và hăng say. Các cộng đoàn của chúng ta có thể tiếp tục sinh động và năng nổ trong công trình tái truyền giảng Tin Mừng tùy theo mức độ ”sự hoán cải mục vụ” mà chúng ta được kêu gọi sống thực, được uốn nắn hằng ngày thế nào nhờ sức mạnh đổi mới của lòng thương xót. Chúng ta đừng giới hạn hoạt động của lòng thương xót; đừng làm cho Thánh Linh sầu muộn, Đấng luôn chỉ dẫn những con đường mới phải theo để mang Tin Mừng cứu độ cho tất cả mọi người”.
Các lãnh vực thực thi lòng thương xót

 Sau tiền đề trên đây, ĐTC lần lượt nhắc đến các lãnh vực mà Giáo Hội có thể cử hành và thực thi lòng thương xót: trước tiên trong việc cử hành Thánh Thể và đời sống bí tích, rồi đến việc lắng nghe Lời Chúa. Trong vấn đề này, bài giảng có một tầm quan trọng đặc biệt. ĐTC nhắn nhủ các linh mục chuẩn bị kỹ lưỡng và chăm sóc bài giảng. Ngài viết: ”Bài giảng càng mang lại thành quả, nếu linh mục càng cảm nghiệm nơi mình lòng thương xót của Chúa.. Vì thế, sống lòng thương xót chính là con đường tốt nhất để biến lòng thương xót thành một lời loan báo đích thực về sự an ủi và hoán cải trong đời sống mục vụ. Bài giảng cũng như việc huấn giáo, luôn luôn cần được nâng đỡ nhờ con tim sinh động này của đời sống Kitô”. (6).
Tiếp đến là Kinh Thánh, là một trình thuật dài về những kỳ công của lòng Chúa thương xót. Mỗi trang Kinh thánh mang dấu vết tình thương của Chúa Cha, Đấng đã muốn ghi những dấu chỉ tình thương của ngài vào vũ trụ ngay từ khi mới tạo dựng”. Đi kèm với Kinh Thánh là lectio divina, đọc và nguyện gẫm Lời Chúa về những đề tài lòng thương xót, giúp động chạm cụ thể về sự phong phú của các văn bản sách thánh, được đọc với ánh sáng toàn thể truyền thống linh đạo của Giáo Hội, nhất thiết đưa tới những cử chỉ và hành động bác ái cụ thể” (8).

 Các thừa sai lòng thương xót
 ĐTC đặc biệt đề cao bí tích hòa giải trong việc sống và thực hành lòng thương xót, và ngài nhắc đến kinh nghiệm về các Thừa Sai lòng thương xót trong Năm Thánh đặc biệt vừa qua. Ngài viết: ”Tôi nhận được bao nhiêu chứng từ về niềm vui về cuộc gặp gỡ được đổi mới với Chúa trong bí tích giải tội. Chúng ta đừng đánh mất cơ hội sống đức tin kể cả như một kinh nghiệm về sự hòa giải.. Tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với mỗi thừa sai lòng thương xót vì việc phục vụ quí giá này để làm cho ơn tha thứ được hữu hiệu. Tuy nhiên, thừa tác vụ này không kết thúc với việc đóng cửa Năm Thánh. Tôi muốn sứ vụ ấy còn được tiếp tục cho đến khi tôi định liệu cách khác, như dấu chỉ cụ thể chứng tỏ ơn Năm Thánh được tiếp tục sinh động và hữu hiệu ở các nơi trên thế giới. Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng có nhiệm vụ theo dõi các Thừa sai lòng thương xót trong thời kỳ này, như một biểu lộ trực tiếp sự quan tâm và gần gũi của tôi, cũng như tìm ra những hình thức thích hợp nhất để thực thi sứ vụ quí giá này.”
Nhắc nhở các linh mục giải tội
 ĐTC nhắn nhủ các linh mục chuẩn bị kỹ lưỡng sứ vụ giải tội và ngài khẳng định rằng ”Bí tích hòa giải cần tìm lại được chỗ đứng trung tâm trong đời sống Kitô, vì thế tôi xin các linh mục hãy dành cuộc sống của mình để phục vụ sứ vụ hòa giải (2 Cr 5,18).. (11).
 ĐTC yêu cầu các linh mục: niềm nở đón tiếp mọi người, làm chứng về sự dịu dàng của Chúa Cha, dù tội của hối nhân có nặng nề đến đâu đi nữa; ân cần mau măn giúp đỡ hối nhân suy nghĩ về sự ác đã phạm; minh bạch trong việc trình bày các nguyên tắc luân lý; sẵn sàng đồng hành với tín hữu trong hành trình thống hối, kiên nhẫn với họ, sáng suốt trong việc phận định mỗi trường hợp; quảng đại trong việc ban ơn tha thứ của Thiên Chúa”,
 ĐTC cũng nhắc đến sáng kiến: ”Một cơ hội thuận tiện để cử hành sáng kiến 24 giờ cho Chúa có thể là Chúa nhật thứ 4 mùa chay tới đây, được nhiều giáo phận đồng ý, và là một lời kêu gọi mục vụ mạnh mẽ để sống bí tích giải tội một cách khẩn trương” (12).
Ban năng quyền cho các linh mục giải tội vạ phá thai
ĐTC tuyên bố: ”Do nhu cầu ấy, để không có chướng ngại nào ngăn chặn giữa yêu cầu được hòa giải và sự tha thư của Chúa, từ nay trở đi tôi ban cho tất cả các linh mục, do sứ vụ của mình, được năng quyền giải tội vạ cho những người đã phạm tội phá thai. Điều mà tôi đã ban trước đây trong Năm Thánh, nay được nới rộng trong thời gian, bất chấp điều gì trái ngược. Tôi muốn mạnh mẽ tái khẳng định rằng phá thai là một tội trọng, vì nó chấm dứt một sinh mạng vô tội. Tôi cũng có thể và phải mạnh mẽ khẳng định rằng không có tội nào mà lòng thương xót của Thiên Chúa không thể đi tới và tiêu hủy khi Ngài tìm thấy một con tim thống hối xin được hòa giải với Chúa Cha. Vì thế, mỗi linh mục hãy làm người hướng dẫn, nâng đỡ và an ủi trong việc đồng hành với các hối nhân trong hành trình hòa giải đặc biệt này”.

 Ban năng quyền cho các linh mục thuộc Huynh đoàn thánh Piô 10
”Trong Năm Thánh vừa qua, tôi cũng đã ban cho các tín hữu, vì nhiều lý do khác nhau, lui tới các nhà thờ do các linh mục thuộc huynh đoàn thánh Piô 10 để lãnh nhận một cách hữu hiệu và hợp pháp bí tích giải tội. Vì thiện ích của các tín hữu ấy, và tin tưởng nơi thiện chí của các linh mục ấy, để với sự trợ giúp của Chúa, các linh mục ấy có thể phục hồi sự hiệp thông trọn vẹn trong Giáo Hội Công Giáo, do quyết định riêng của tôi, tôi quyết định nới rộng năng quyền này vượt qua thời kỳ Năm Thánh, cho đến khi có quyết định mới về vấn đề này, để không ai bị thiếu dấu chỉ bí tích về ơn hòa giải qua sự tha thứ của Giáo Hội” (12).
 Trong Tông thư ”Lòng thương xót và người lầm than”, ĐTC đề cập đến sự an ủi trong đau khổ, sự thinh lặng, bí tích hôn phối, lúc qua đời như những thời điểm qua đó lòng thương xót của Chúa cũng được biểu lộ đặc biệt.

 Gia đình gặp khó khăn

 ĐTC kêu gọi quan tâm giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn, và mời gọi “hãy nhìn tất cả những khó khăn của con người với thái độ của tình yêu Thiên Chúa, Đấng không mệt mỏi trong việc tiếp đón và đồng hành.” Ngài xin các linh mục ”quan tâm phân định, sâu xa và sáng suốt để tất cả mọi người, bất kỳ ai, dù sống trong hoàn cảnh nào, cũng có thể cảm thấy được Thiên Chúa đón tiếp cụ thể, tích cực tham gia vào đời sống cộng đoàn và tháp nhập vào Dân Chúa”.
Thực thi bác ái
ĐTC viết: ”Năm Thánh đã kết thúc và Cửa Thánh đã đóng lại. Nhưng cửa lòng thương xót của tâm hồn chúng ta luôn mở rộng. Chúng ta đã học biết rằng Thiên Chúa cúi mình trên chúng ta (Xc Osea 11,4) để chúng ta cũng có thể bắt chước Chúa cúi mình trên anh chị em. Sự tưởng nhớ bao nhiêu người trở về nhà Cha, Đấng chờ đợi họ, cũng được khơi dậy nhờ những chứng nhân chân thành và quảng đại về sự dịu dàng của Chúa. Cửa Thánh mà chúng ta đã bước qua trong Năm Thánh làm cho chúng ta được tiến sâu vào con đường bác ái mà chúng ta được mời gọi tiến bước mỗi ngày trong niềm trung thành và vui tươi. Đó là con đường thương xót, giúp gặp gỡ bao nhiêu anh chị em, đang giơ tay để ai đó có thể cầm lấy và đồng hành.”
 ”Ước muốn gần gũi Chúa Kitô đòi chúng ta phải trở nên gần gũi với các anh chị em, vì không có gì làm đẹp lòng Chúa Cha cho bằng một cử chỉ cụ thể từ bi thương xót. Tự bản chất, lòng thương xót được biểu lộ hữu hình qua một hành động cụ thể và năng động. Một khi ta đã cảm nghiệm lòng thương xót trong sự thật, thì không thể thối lui: nó liên tục gia tăng và biến đổi cuộc sống. (16).
 ĐTC cũng nhăc lại rằng trong Năm Thánh, đặc biệt là những ngày thứ sáu từ bi thương xót, ngài đã có thể động chạm cụ thể tới bao nhiêu điều thiện ở trong thế giới. Nhiều khi những điều tốt lành ấy không được biết đến vì nó được thực hiện hằng ngày một cách âm thầm kín đáo.. Trong chiều hương đó, ĐTC cám ơn và nghĩ đến bao nhiêu người thiện nguyện hằng ngày dành thời gian của họ để biểu lộ sự hiện diện và gần gũi của Thiên Chúa qua sự tận tụy của họ. Việc phục vụ của họ là một hoạt động từ bi thương xót chân chính, giúp bao nhiêu người đến gần Giáo Hội”. (17).
 ĐTC khuyến khích các sáng kiến từ bi bác ái trong các lãnh vực khác nhau, giúp đỡ những người đói khát, các trẻ em, những người di dân tìm kiếm lương thực, công ăn việc làm, nhà cửa và hòa bình, các bệnh nhân dưới nhiều hình thức, các tù nhân, những người mù chữ, những người đang chịu những hình thức nô lệ mới. ”Tóm lại những công việc từ bi thương xót về thể lý và tinh thần cho đến nay vẫn là điều kiểm chứng ảnh hưởng tích cực và lớn lao của lòng thương xót, như một giá trị xã hội. Nó thức đẩy xắn tay áo làm việc để trả lai phẩm giá cho hằng triệu người anh chị em chúng ta”. (18).

 Đề ra các sáng kiến bác ái
 ĐTC viết: ”Chúng ta được kêu gọi làm tăng trưởng một nền văn hóa từ bi thương xót, dựa trên sự tái khám phá cuộc gặp gỡ với tha nhân: một nền văn hóa trong đó không ai nhìn người khác với sự dửng dưng lãnh đạm, hoặc quay mặt đi nơi khác khi thấy sự đau khổ của người anh em mình. Những công việc từ bi thương xót có tính chất ”thủ công”, không việc nào giống việc nào; bàn tay chúng ta có thể nhào nặn nó bằng hàng ngàn cách, cho dù chỉ có một mình Thiên Chúa soi sáng gợi hứng, và chất liệu duy nhất vẫn là một, đó là chính lòng thương xót. (20)
 Sau cùng, ĐTC ấn định Ngày Thế Giới người nghèo sẽ được cử hành vào chúa nhật 33 thường niên. Ngày này sẽ là một sự chuẩn bị xứng đáng để sống lễ Chúa Kitô Vua Vũ trụ, Đấng đồng hóa với người bé nhỏ và nghèo hèn và sẽ xét xử chúng ta về các công việc thương xót (Xc Mt 25,31-46).. Bao lâu còn Lazzaro nằm trước cửa nhà chúng ta (Xc Lc 16,19-21) thì không thể có công bằng cũng chẳng có an bình xã hội” trên thế giới (21).

P.Anh chuyển

jeudi 1 août 2013

Toàn bộ sách Kinh Thánh Tân Ước và Cựu Ước được thâu dưới dạng (you tube )

 

Mỹ Trang chuyển

Redo (đầy đủ hơn)Toàn bộ sách Kinh Thánh Tân Ước và Cựu Ước được thâu dưới dạng(you tube )

1-Tân Ước, sách: Gioan   (you tube )

2-Tân Ước sách: Luca (you tube )

3-Tân Ước sách: Máccô (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=3LouM32rnwo

4-Tân Ước sách:  Mátthêu  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=z8bqy8jEIPE

5-Tân Ước sách:  Tông Đồ Công Vụ (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=agg3_qvlTl4

6-Tân Ước sách: Thư Rôma (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=SVMRoYNh8UI

7-Tân Ước sách:  Thư Côrintô 1,2 (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=ngd9cZxrYNI

8-Tân Ước sách: Thư Timôthê 1,2 (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=1HiSexI6TN4

9-Tân Ước sách:Thư Galát (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=8A9uYl_vlW4

10-Tân Ước sách:  Thư Êphêsô  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=8lDKJGxLXPs

11-Tân Ước sách:  Thư Philípphê (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=RZSO1INBRv4

12-Tân Ước sách:  Thư Côlôxê  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=OoqaDtCqU8U

14-Tân Ước sách: Thư Thêxalônica 1,2  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=41AwbPOPfas

15-Tân Ước sách:  Thư Titô (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=mt6DsbHGGT0

16-Tân Ước sách: Thư Philêmon (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=HHgNl7L5oEw

17-Tân Ước sách: Thư Do thái (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=122g21lIg24

18-Tân Ước sách: Thư Giacôbê   (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=5G7HI0mkliI

19-Tân Ước sách: Phêrô 1,2  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=TZfePMrOGn8

20-Tân Ước sách: Thư Gioan 1,2,3  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=3G8gRnHTKto

21-Tân Ước sách: Giuđa  (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=tqxgnjk4A9M

22-Tân Ước sách:  Khải Huyền (you tube )
https://www.youtube.com/watch?v=4aKY3kT5bY8

1-Cưu Ước sách : Sáng Thế Ký
https://www.youtube.com/watch?v=Dx-hSje4tSo

2-Cựu Ước sách : Xuất Hành
https://www.youtube.com/watch?v=yqNxADToTsg

3-Cựu Ước sách :  Lêvi
https://www.youtube.com/watch?v=daFD4yKvSD0

4-Cựu Ước sách : Dân Số
https://www.youtube.com/watch?v=f8PWIw38XbI

5- Cựu Ước sách :  Đệ Nhị Luật
https://www.youtube.com/watch?v=7u_ssR7XLqs

6- Cựu Ước sách : Giô Suê
https://www.youtube.com/watch?v=EtE7ZTd8exo

7- Cựu Ước sách : Thủ Lãnh
https://www.youtube.com/watch?v=EFwbvCwWQrA

8- Cựu Ước sách : Rút
https://www.youtube.com/watch?v=cQl3gmXHfZ0

9-Cựu Ước sách : Samuen 1
https://www.youtube.com/watch?v=uP7OHeAu6Ks

10-Cựu Ước sách : Samuen 2
https://www.youtube.com/watch?v=K3cAxuMgo6M

11-Cựu Ước sách : Các Vua 1
https://www.youtube.com/watch?v=THBggPRoB5A

12-Cựu Ước sách : Các Vua 2
https://www.youtube.com/watch?v=dqCan1_tdQg

13-Cựu Ước sách : Sử Biên 1
https://www.youtube.com/watch?v=dXBOO7_AFkg

14-Cựu Ước sách : Sử Biên 2
https://www.youtube.com/watch?v=GkP1-2KX8W0

15- Cựu Ước sách :  Ét Ra
https://www.youtube.com/watch?v=0dOBn69PtCc

16- Cựu Ước sách : Nơkhemia
https://www.youtube.com/watch?v=MO2T4uSmTo4

17- Cựu Ước sách : Tôbia
https://www.youtube.com/watch?v=vxC-eqV_2v0

18-Cựu Ước sách :  Giuđitha
https://www.youtube.com/watch?v=Bf3k34QoQ8I

19- Cựu Ước sách : Étte
https://www.youtube.com/watch?v=VoltTOzClD4

20- Cựu Ước sách : Macabê 1
https://www.youtube.com/watch?v=FHCwu0T71Ng

21- Cựu Ước sách :Macabê 2  (chương 1-9)
https://www.youtube.com/watch?v=3q8rzfru1W8

22- Cựu Ước sách :Macabê 2  (chương 10-15)
https://www.youtube.com/watch?v=pqPI57ZTi9Q

23- Cựu Ước sách : Gióp
https://www.youtube.com/watch?v=ThIJhzWlEcQ

24-  Cựu Ước sách : Thánh Vịnh  (1-50)
https://www.youtube.com/watch?v=YN7EGpOps9Y

25-  Cựu Ước sách : Thánh Vịnh  (51-150)
https://www.youtube.com/watch?v=j4AZ2skVbYs

26- Cựu Ước sách : Châm Ngôn
https://www.youtube.com/watch?v=fBLR1NBO3oo

27- Cựu Ước sách : Giảng Viên
https://www.youtube.com/watch?v=Qpq1LlIUNSE

28- Cựu Ước sách : Diễm Ca
https://www.youtube.com/watch?v=1WmrIiZdt4M

29- Cựu Ước sách : Khôn Ngoan
https://www.youtube.com/watch?v=DPmavpMijok

30- Cựu Ước sách : Huấn Ca
https://www.youtube.com/watch?v=aHOMW6W9vh0

31- Cựu Ước sách : Isaia
https://www.youtube.com/watch?v=rUr8V89aaps

32- Cựu Ước sách : Giêrêmia
https://www.youtube.com/watch?v=ywolF1RTeec


33- Cựu Ước sách : AiCa
https://www.youtube.com/watch?v=FrTksGk3WwE

34- Cựu Ước sách : Barúc
https://www.youtube.com/watch?v=gJYi5KD5Oow

35- Cựu Ước sách : Êdêkien
https://www.youtube.com/watch?v=ZeX-xrudqXA

36- Cựu Ước sách : Đanien
https://www.youtube.com/watch?v=jUDGxkjx3wQ

37- Cựu Ước sách : Hôsê
https://www.youtube.com/watch?v=aKc8wfr1WUE

38- Cựu Ước sách : Giôen
https://www.youtube.com/watch?v=7aFtsHTOTTc

39- Cựu Ước sách : Amốt
https://www.youtube.com/watch?v=c7z4vdv4sUc

40- Cựu Ước sách : Ovadia
https://www.youtube.com/watch?v=3zuG9_lYYw4

41- Cựu Ước sách : Giôna
https://www.youtube.com/watch?v=19FEboOjaFk

42- Cựu Ước sách : Mikha
https://www.youtube.com/watch?v=XJCmWsdpShk

jeudi 14 mars 2013

.Những bất ngờ thú vị từ Đức Tân Giáo Hoàng

Những bất ngờ thú vị từ Đức Tân Giáo Hoàng

 

Những bất ngờ thú vị từ Đức Tân Giáo Hoàng

 Sau hai tuần lễ náo nức hồi hộp chờ đợi, thế giới đã có Giáo Hoàng mới (Habemus Papam), Đức Phanxicô Đệ Nhất. Ngày mà ngài được bầu làm Thủ Lãnh Giáo Hội hoàn vũ rất đẹp, gắn liền với ba con số 3: ngày 13 tháng 3 năm 2013. Ngài cũng là vị Giáo Hoàng đi vào lịch sử Giáo Hội với 3 cái “đầu tiên”, cũng là những cái làm nên những bất ngờ thú vị.

1- Vị Giáo Hoàng đầu tiên đến từ Mỹ Châu Latinh.

Mỹ Châu là châu lục có số người Công Giáo đông nhất, chiếm 50% dân số Công Giáo Thế giới. Người ta vẫn chờ đợi từ lâu một vị Giáo Hoàng đến từ châu lục này. Tuy nhiên chưa từng xuất hiện trong lịch sử Giáo Hội một vị Giáo Hoàng nào người Châu Mỹ. Trong 4 thập niên trở lại đây người ta nói đến nhiều về Giáo Hội tại Mỹ Châu Latinh. Giáo Hội tại Mỹ Châu Latinh cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn nghiêm trọng, trong đó có vấn nạn rất nhiều người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội để chạy theo các giáo phái khác. Có lẽ thời điểm hiện tại là thời điểm đã chín muồi để chọn một vị Giáo Hoàng đến từ  Mỹ Châu. Và có lẽ đây cũng là lý do tại sao Mật Nghị Hồng Y đã bầu ra được vị Tân Giáo Hoàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn (chưa đầy 2 ngày) khoảng thời gian mà nhiều người dự đoán.

2- Vị Giáo Hoàng đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên.

Điểm lại lịch sử Giáo Hội, ta thấy rằng mặc dù là một dòng tu trí thức nổi tiếng thế giới, nơi sản sinh ra nhiều nhà thần học lỗi lạc như Henri de Lubac, Karl Rhaner,…; nhưng Dòng Tên chưa hề được vinh danh trong những lần đăng quang Giáo Hoàng trước đây. Trong khi đó, dòng Biển Đức, dòng Đaminh và đặc biệt là dòng Phanxicô, đã nhiều lần được vinh danh. Nhiều vị Giáo Hoàng đã từng xuất thân từ những dòng tu này. Trong đó có các vị nổi danh như Đức Sistô IV và V, Đức Piô X, và XII (dòng Phanxicô), thánh Giáo Hoàng Piô V, Đức Bênêđictô XIII (Dòng Đaminh), Đức Piô VII, Đức Grêgôriô VII (dòng Biển Đức)…
Nay sau 5 vòng bỏ phiếu của Cơ Mật Viện 2013, ĐHY Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giáo Mục giáo phận Buenos Aires đã chính thức trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên, còn gọi là Dòng Chúa Giêsu. Đây sẽ là một vinh dự lớn lao cho dòng Tên nói chung và Tỉnh dòng Tên Argentina nói riêng.

3- Vị Giáo Hoàng đầu tiên chọn Tông hiệu là Phanxicô.

Có những cái tên như Gioan đã được 22 vị Giáo Hoàng (*) chọn làm Tông hiệu; Grêgôriô và Bênêđictô, mỗi cái tên đã được ít nhất là 16 vị Giáo Hoàng chọn; Piô đã có 12 vị; thậm chí cái tên kép “Gioan Phaolô” cũng đã được 2 vị Giáo Hoàng đương đại chọn làm tước hiệu cho triều đại Giáo Hoàng của mình. Còn Phanxicô là cái tên lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách Tông hiệu của các vị Giáo Hoàng.

Chúng ta biết rằng thông thường Tông hiệu do Tân Giáo Hoàng tự quyết định. Tông hiệu được chọn có thể là để vinh danh tên của vị Giáo Hoàng tiền nhiệm mà ngài cảm thấy yêu mến hoặc để đi theo đường hướng của các vị tiền nhiệm. Tân Giáo Hoàng cũng có thể chọn tên một vị thánh hay một nhân vật nào đó trong Kinh Thánh. Nếu Tông hiệu của Đức Giáo Hoàng thứ 266 là tên của thánh Phanxicô, vậy thì thánh Phanxicô nào: Xaviê hay là Assisi? Rất có thể là Phanxicô Xaviê, vì Ngài là một trong những vị thánh tổ phụ sáng lập Dòng Tên, nơi mà Đức Tân Giáo Hoàng xuất thân. Còn nếu ngài chọn Danh hiệu là Phanxicô Assisi thì có lẽ cũng hợp với lối sống của ngài: đơn sơ khiêm nhường. Được biết ngay khi đã là Hồng Y Tổng Giám Mục, ngài vẫn thích sống trong một căn hộ nhỏ thay vì Toà Giám Mục sang trọng, thích sử dụng phương tiện đi lại công cộng và có khi còn tự nấu ăn lấy.

Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo hội một vị Giáo Hoàng, đẹp từ tên gọi đến cung cách sống. Nguyện chúc cho ngài luôn xứng đáng là vị Mục Tử Tối Cao như lòng Chúa mong ước, để tiếp nối triều đại rạng ngời của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđictô XVI.

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
--------------------------
(*) Theo tục lệ đếm số của thế kỷ 11, không có số XX, nên sau giáo hoàng XIX là giáo hoàng XXI. Vì thế Đức Gioan XXIII là vị giáo hoàng thứ 22 lấy tông hiệu là Gioan (x. Danh 266 vị Giáo Hoàng, Bách Khoa Toàn Thư).
  • Loại bài viết:
  • Nguồn  ----------------------------------------------------------------------------------------------------

    Tân Giáo Hoàng sẽ nhìn về hướng nào?

    Đoàn Xuân Lộc
    Nhiều dự đoán, Đức Hồng y Jorge Mario Bergoglio, 76 tuổi, Tổng Giám mục Buenos Aires của Argentina, được bầu làm Giáo Hoàng và Ngài chọn danh hiệu Francis I, hay Phanxicô Đệ Nhất.
    Đức Tân Giáo hoàng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1936 tại Buenos Aires, trong một gia đình có năm người con của một công nhân đường sắt gốc Ý.Ngài gia nhập dòng Tên năm 1958, thụ phong linh mục lúc đã 33 tuổi và làm Giám tỉnh dòng Tên ở Argentina năm 1973. Năm 1998 Ngài được bổ nhiệm Tổng Giám Buenos Aires và ba năm đó, Ngài được thăng hồng y.Như vậy Ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên của Dòng Tên. Ngài cũng là Giáo hoàng đầu tiên đến từ Nam Mỹ và lần đầu tiên hơn 1000 năm, Giáo hội Công giáo có một vị Giáo hoàng ngoài châu Âu. Hơn nữa, cũng là lần đầu tiên có một Giáo hoàng đến từ các nước đang phát triển.Ngài cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên chọn danh hiệu Francis. Trong Giáo hội có hai vị thánh lớn mang tên Francis. Một là Thánh Francis Xavier, một nhà truyền giáo thuộc Dòng Tên và người kia là Thánh Francis thành Assisi (hay còn gọi là Thánh Phanxicô Khó Khăn), người sáng lập Dòng Anh em Hèn mọn.Chính những cái ‘nhất’ này của Ngài sẽ làm cho triều đại Giáo hoàng của Ngài mang nhiều biểu tượng và có thể nói rất thích hợp – cũng như diễn tả được – hoàn cảnh mới của thế giới và sứ vụ của Giáo hội.
    Đối với Giáo hội Công giáo, dù người được bầu làm Giáo hoàng đến từ châu Âu hay Bắc Mỹ, hoặc bất cứ một châu lục nào người ấy cũng sẽ là vị lãnh đạo tinh thần, là vị chủ chăn của toàn Giáo hội.
    Nhưng với số giáo dân tại các nước châu Âu giảm trong khi đó con số giáo dân tại nước đang phát triển – trong đó có Nam Mỹ, như Brazil và Argentina – càng tăng, việc có một vị Giáo hoàng đến từ một nước đang phát triển sẽ giúp Giáo hội sống và loan báo chứng Tin mừng một cách thiết thực hơn.
    Một trong những sứ vụ quan trọng của Giáo hội đó là bênh vực người nghèo, mang niềm vui đến cho những người cùng cực, thiếu thốn, nâng đỡ những người bị bỏ rơi, bị đẩy ra ngoài lề xã hội.
    Có một vị Giáo hoàng đến từ một đất nước đang phát triển như Argentina chắc chắn sẽ giúp Giáo hội chu toàn sứ vụ đó tốt hơn.

    Lối sống đơn sơ

    "Đức Giáo hoàng Francis là một con người khiêm nhường và đời sống đơn sơ của Ngài chắc chắn sẽ truyền cảm cho nhiều người khác"
    Và có thể nói hơn ai hết, Đức Tân Giáo hoàng là hiện thân cho sứ vụ đó và có thể đó cũng là một lý do quan trọng làm các hồng y bầu chọn Ngài lên ngôi Giáo hoàng.
    Đúng vậy, Ngài là một người đơn sơ và rất gần với người nghèo. Khi làm Tổng Giám mục Buenos Aires, thay vì đi xe hơi hay để tài xế chở đi, Ngài tự lấy xe bus khi đi làm công việc mục vụ hay viếng thăm người nghèo.
    Ngài cũng chọn sống trong một căn hộ đơn sơ và tự nấu ăn cho mình thay vì sống trong một dinh thự dành khang trang được dành cho Ngài.
    Được biết khi Ngài được tấn phong hồng y có hàng trăm người Argentina muốn tới Roma để cùng chia vui với Ngài. Nhưng Ngài đã thuyết phục đừng họ đi và dành số tiền mua vé máy bay ấy cho người nghèo.
    Cũng vì luôn đứng về phía người nghèo và luôn bảo vệ công lý, chống lại bất công, bất bình đẳng trong xã hội, Ngài không ngại lên tiếng chỉ trích những điều bất công, phi lý.
    Theo một bài viết của Mark Rice-Oxley trên nhật báo The Guardian tại Anh, hôm 13/03, năm 2009, Ngài đã chỉ trích chính phủ của Tổng thống Ernesto Kirchner, chồng của Tổng thống hiện tại của Argentina là Cristina Fernández de Kirchner, là xấu xa và bất chính khi để bất bình đẳng tại nước này gia tăng, vì theo Ngài nhân quyền bị vi phạm không chỉ bởi đàn áp mà còn bởi những cơ cấu kinh tế bất công.
    Theo bài viết trên La Croix, đấu tranh chống nghèo đói là một trong những cuộc tranh đấu của Ngài vì Ngài coi nghèo đói là một sự vi phạm nhân quyền. Cũng theo bài viết này, trong một đất nước mà đối lập hầu như không tồn tại, Ngài thực sự là tiếng nói duy nhất dám đương đầu với vợ chồng Tổng thống Kirchner – người mà Ngài không ngừng chỉ trích là độc đoán, chuyên quyền.
    Giáo hoàng Học viện ở Đà Lạt là cơ sở lớn nhất của Dòng Tên tại Việt Nam
    Lên tiếng ngay sau khi Ngài được bầu làm Giáo hoàng, Tổng Giám mục Justin Welby, người đấng đầu Giáo hội Anh giáo, đã nói rắng Đức Giáo hoàng Francis là một mục tử nhân hậu và nổi tiếng là một người luôn dấn thân phục vụ, đấu tranh cho người nghèo ở Nam Mỹ.
    Với việc Ngài luôn đứng về phía người nghèo, dám lên tiếng bênh vực họ cũng như chỉ trích chính quyền độc đoán, những bất công trong xã hội, chắc chắn dưới triều đại Ngài Giáo hội sẽ lên tiếng và dấn thân nhiều trong việc xây dựng một xã hội, thế giới bình đẳng, bác ái và huynh đệ hơn.
    Được biết, Năm 2001, khi tới thăm một bệnh viện tại Thủ đô Buenos Aires, Ngài đã làm các bác sỹ, y tá ngạc nhiên khi Ngài xin họ nước để rửa chân cho 12 bệnh nhân SIDA và hôn lên chân họ. Cùng lúc đó, Ngài nói với các ký giả có mặt rằng xã hội đang quên những người nghèo và bệnh tật.
    Theo Đức Hồng y Cardinal Cormac Murphy-O’Connor, cựu TGM Westminster, Anh quốc, “Đức Giáo hoàng Francis là một con người khiêm nhường và đời sống đơn sơ của Ngài chắc chắn sẽ truyền cảm cho nhiều người khác. Chính cái danh hiệu của Ngài nói lên điều đó”.
    Ngay trong lần đầu tiên xuất hiện trên cương vị Giáo hoàng, Ngài đã mời tất cả những ai có mặt tại Đền thờ và Quảng trường Thánh Phêrô cũng cầu nguyện với Ngài, cho Ngài, cho Đức Giáo hoàng Benedict XVI, cho Giáo hội và thế giới.
    Ngài nói: “Tất cả chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho Ngài [ĐGH Benedict]. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho chúng ta, cầu cho nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện cho toàn thế giới để có một tình huynh đệ đậm đà hơn”.
    Và giờ trước khi ban phép lành cho con chiên của mình cũng như tất cả mọi người có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô, Ngài đã xin mọi người cầu xin Chúa ban phép lành Ngài và cầu nguyện cho Ngài trong im lặng.
    Thời gian qua, Giáo hội phải đối diện với không ít những thách đố. Để giúp vượt qua những sóng gió này, hơn bao giờ hết Giáo hội cần có một vị chủ chăn khiêm nhường, thánh thiện như Ngài.

    Ảnh hưởng Á châu

    Nhà truyền giáo dòng Tên, Matteo Ricci từng làm quan triều Minh ở Trung Quốc
    Dòng Tên là một dòng trí thức nổi tiếng thế giới và đã sản sinh ra nhiều nhà thần học lỗi lạc như Henri de Lubac hay Karl Rhaner. Và cũng nhờ thừa hưởng được truyền thống, di sản đó Đức Giáo hoàng Francis I là một nhà trí thức có tư tưởng tương đối độc lập.
    Đây cũng là một điểm nổi bật khác nơi Ngài.
    Điều này sẽ giúp Ngài mạnh dạn đưa ra những đường hướng mục vụ mới, những thay đổi lớn để nhờ đó Giáo hội có thể sống và loan báo Tin Mừng một cách thiết thực hơn, hữu hiệu hơn.
    Việc lần đầu tiên một tu sỹ dòng Tên được bầu làm Giáo hoàng chắc chắn cũng sẽ có không ít tác động đến các nước Á châu, như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ – những quốc gia chịu không ít sự ảnh hưởng của các tu sỹ Dòng Tên.
    "Chắc chắn mối quan hệ giữa Giáo hội và chính quyền cũng như các tôn giáo, tổ chức khác tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, sẽ có những thay đổi lớn"
    Các tu sỹ Dòng Tên người Pháp hay Tây Ban Nhà là những vị thừa sai đầu đến truyền đạo tại Á châu. Trong đó có Thánh Francis Xavier, người được biết đến như là một nhà truyền giáo lừng danh, đã tới châu Á truyền đạo đầu giữa thế kỷ 16.
    Với Việt Nam, không chỉ người Công giáo mà nhiều người khác còn biết đến một tu sỹ dòng Tên khác đó là linh mục Alexandre de Rhodes (hay còn được gọi là cha Đắc Lộ) vì ngài là người đóng góp một phần quan trọng trong việc hình thành chữ Quốc ngữ.
    Việc Giáo hội Công giáo được hình thành và phát triển như ngày hôm nay tại các nước Á châu phần lớn nhờ sự đóng góp của các tu sỹ Dòng Tên. Tại những nước như Ấn Độ, Dòng Tên có rất nhiều hoạt động và ảnh hưởng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
    Tại Việt Nam, trước 1975, các tu sỹ Dòng Tên cũng tham gia nhiều sinh hoạt, sứ vụ như giảng dạy tại Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt và tại các đại học khác hay hoạt động trong lĩnh vực truyền thông xã hội.
    Sau biến cố 1975, các hoạt động của Dòng bị giới hạn rất nhiều và chỉ được bắt đầu hồi sinh từ năm 1991.
    Với việc Đức Giáo hoàng Francis I là một người đến từ Argentina – một nước có điều kiện kinh tế xã hội, chính trị gần giống với các nước châu Á – và là một tu sỹ Dòng Tên, một dòng tu có nhiều liên hệ với sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội tại châu lục này, chắc chắn mối quan hệ giữa Giáo hội và chính quyền cũng như các tôn giáo, tổ chức khác tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, sẽ có những thay đổi lớn giới triều đại của Ngài.
    Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một người Công giáo hiện sống tại Anh.ển
    Phạm Anh chuyển